Bóng đá là môn thể thao vua nổi tiếng trên toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Tuy nhiên, tại nước ta, bóng đá không phát triển mạnh mẽ như ở một số quốc gia khác nên các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại cũng không phải là không có.
Tính đến thời điểm hiện tại nước ta có 7 cầu thủ ra nước ngoài thi đấu, cụ thể như sau:
Lê Công Vinh còn được biết đến với biệt danh CV9, đây là cái tên không còn xa lạ đối với những người hâm mộ bóng đá tại nước ta. Sau nhiều năm tham gia vào các trận đấu lớn nhỏ, Công Vinh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp vững chắc cũng như nhận về nhiều giải thưởng danh giá trong sự nghiệp.
Năm 2009, cầu thủ đã từng một thời khoác áo Leixoes của Bồ Đào Nha và được tham gia 2 trận đấu chính thức, đóng góp một bàn thắng. Sau đó Công Vinh nhận được hợp đồng ngắn hạn của Consadole Sapporo, Nhật Bản. Tuy chỉ tham gia thi đấu 4 tháng nhưng anh cũng mang về những thành tựu nhất định, trở thành một trong các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại thành công.
Đây là cầu thủ cũng rất nổi tiếng trong lĩnh vực bóng đá của nước ta, đặc biệt trong thời điểm đội tuyển U23 Việt Nam đạt được những thành tích lớn thì cái tên Lương Xuân Trường cũng nổi hơn bao giờ hết. Danh thủ khoác áo Incheon United và Gangwon ở K.League 1 của Hàn Quốc trong 2 năm 2016,2017 nhưng chỉ có 6 lần được ra sân.
Sau đó, năm 2019 Lương Xuân Trường gia nhập Buriram United (Thái Lan) và có 1 bàn thắng trong 6 trận ra sân. Hiện tay, ở giai đoạn giữa mùa giải, Lương Xuân Trường tạm chia tay đồng đội để tham gia các giải đấu của Hoàng Anh Gia Lai.
Đây cũng là cái tên siêu hot trong đội hình của đội tuyển U23 Việt Nam gây chấn động một thời. Chân sút này từng thi đấu cho Yokohama FC ở J.League 2 năm 2016, tuy nhiên anh chỉ được ra sân 5 lần còn lại phần lớn thời gian ngồi trên ghế dự bị.
Năm 2019, danh thủ này đầu quân cho Incheon United tham gia 8 trận tại K.League nhưng không ghi được bàn nào. Sau đó, Công Phượng khoác áo Sint Truidense của Bỉ và chỉ được ra sân trong trận đấu đầu mùa với thời gian vỏn vẹn khoảng hơn 20 phút.
Xem thêm
Kèo Chấp 1 Trái Là Sao? Kinh Nghiệm Chơi Như Thế Nào Dễ Trúng Nhất
Top các cầu thủ ghi bàn nhiều nhất
Cầu thủ thi đấu cho Yokohama FC tại J.League 2 vào năm 2016, tuy nhiên vì gặp phải những chấn thương dai dẳng nên Tuấn Anh không có nhiều cơ hội được ra sân.
Đây là thủ môn duy nhất của nước ta xuất ngoại. Đâu năm 2019, Muangthong United phải bỏ ra hơn 10 tỷ đồng để có thể chiêu mộ được vị thủ môn tài ba này. Tại câu lạc bộ Thái Lan, Đặng Văn Lâm được bắt chính và ra sân 42 lần. Hiện nay, anh đang khoác áo Cerezo Osaka (Nhật Bản) và tham gia thi đấu ở J.League 1.
Đây là cầu thủ trẻ tuổi nhất của Việt Nam xuất ngoại, Đoàn Văn Hậu sinh năm 1999 khoác áo SC Heerenveen theo hợp đồng mượn từ Câu lạc bộ Hà Nội. Tại cúp Quốc gia Thái Lan, cầu thủ chỉ được ra sân 4 phút nên chưa tạo được dấu ấn cũng như thời gian để thể hiện bản thân.
Vào năm 2018, đội Siheung City mà Nguyễn Hữu Khôi tham gia đã vô địch hạng K3 League Basic (hạng 4 trong hệ thống các giải chuyên nghiệp Hàn Quốc). Cầu thủ đã đóng góp 5 bàn thắng tuy nhiên so với các câu lạc bộ mà các cầu thủ Việt Nam khác tham gia thi đấu thì Siheung City không phải là cái tên quá nổi bật.
Hình ảnh các cầu thủ Việt Nam rời xa các câu lạc bộ trong nước và tham gia các câu lạc bộ nước ngoài với mong muốn phát triển thêm bản thân, thi đấu chuyên nghiệp hơn tại đấu trường thế giới không còn là hình ảnh xa lạ. Tuy nhiên, như chúng ta có thể thấy, hầu hết các cầu thủ việt nam xuất ngoại đều không tạo được tiếng vang hay thành công.
Họ là ngôi sao sáng và luôn tạo ra những bàn thắng, bàn kiến tạo đẹp mắt trong những trận đấu trong nước, giải đấu Đông Nam Á và Châu Á. Tuy nhiên, khi được tham gia tại các câu lạc bộ nước ngoài thì họ lại chật vật, không có chỗ đứng, không có điều kiện cũng như cơ hội để ra sân. Và như một lẽ thường tình, họ đều trở về nước. Vì vậy, các cầu thủ nên cân nhắc kỹ những cái được và mất, phần trăm thành công của mình khi bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân, đến một câu lạc bộ mới với những đồng đội mới.
Chúng ta không thể phủ nhận rằng chỉ có những cầu thủ tài năng mới được các câu lạc bộ nước ngoài chiêu mộ. Tuy nhiên các cầu thủ Việt Nam khi tham gia vào câu lạc bộ nước ngoài cũng nên cân nhắc thật cẩn thận. Tuy họ đã có kỹ năng chuyên nghiệp nhưng đôi khi kỹ năng đó vẫn chưa đủ, bên cạnh đó những yếu tố như ngoại ngữ, văn hóa, chênh lệch về vóc dáng… cũng là những yêu tốt bất lợi cho cầu thủ. Xoilac hy vọng các thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về các cầu thủ Việt Nam xuất ngoại.
Related posts
Chiều cao đội tuyển Việt Nam 2022
Nếu là một fan hâm mộ của bóng đá Việt Nam thì có lẽ bạn có thể dễ dàng...
Khám phá top 10 sân vận động bóng đá lớn nhất thế giới
Là sân chơi của môn thể thao vua được hàng triệu người chơi và theo dõi. Sân vận động...
Danh sách và số áo của các cầu thủ U23
Danh sách đội tuyển bóng đá U23 Việt Nam vừa được Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) công...
Hồi tưởng ký ức về đội hình mạnh nhất MU trong kỉ nguyên của Sir Alex Ferguson mùa 2007-2008
Đã 14 năm trôi qua, kể từ lần cuối cùng giành chức vô địch UEFA Champions League mùa 2007-2008...
Kèo Chấp 1 Trái Là Sao? Kinh Nghiệm Chơi Như Thế Nào Dễ Trúng Nhất
Cá độ bóng đá không còn xa lạ gì với các cược thủ trong giới. Đây là trò giải...
Top 11 thủ môn ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử bóng đá thế giới
Có thể nói, thủ môn là người nắm giữ đến 50% thành công của mỗi trận bóng bởi vì...